Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2009

Từ "Ai " trong ca dao- Lê Từ Hiển


Người ta thường nói "Ai đấy?", "Cô hỏi ai?"... Từ "ai" ở đây là đại từ không xác định, dùng trong các câu nghi vấn. Và "ai" là một đối tượng cần được xác minh. Khảo sát ca dao Bình Định, trường hợp "ai" xuất hiện với chức năng này khá nhiều. Người dân Bình Định nào chắc cũ từng được ru và ru con cháu, ru chính mình với câu ca dao cảm động này:Mẹ già như chuối chín câyGió đưa mẹ rụng con rày mồ coiMồ côi tội lắm ai ơiĐói cơm ai đỡ, lỡ lời ai binhNhiều khi trong cách sử dụng của dân gian Bình Định, sắc thái nghi vấn ấy vẫn còn, đối tượng vẫn cần xác minh...nhưng đã "mờ dần đi"Chiều chiều ai đứng ngõ taQuần đen áo trắng nết na dịu dàng?Hoặc:Tiếng ai than khóc nỉ nonHay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông?Hơn nữa, có khi từ "ai" xuất hiện còn mang rõ sự xác định:Đi qua lò mía thơm lừngMuốn vào kết nghĩa cang thường với aiMong cho trúc nọ kề maiNúi cao cũng vượt, truông dài cũng qua.Có lẽ đó là những câu hát giao duyên, huê tình của những "thiếp, chàng", "qua - bậu" của cha ông ta ngày trước . Kể ra, cũng có thể nói: "...Muốn vào kết nghĩa cang thường với anh (em)". Nhưng thế thì e mất đi phần dí dỏm, tinh nghịch, kín đáo..."Ai" cũng xuất hiện trong những lời than mà tựa như lời khẳng định tình yêu "em là vô song, nhưng anh cũng là độc nhất của em" (Xuân Diệu):Mình không lấy qua ắt là mình thiệtQua không lấy mình, qua biết lấy ai?(Xuân Diệu cũng cho rằng, "qua nặng nhẹ câu dưới và câu trên, em vẫn quý hơn anh một bậc"! "Biết tạc đâu ra em của anh?"). Và yêu nhau, khi giận nhau, dằn dỗi, từ "ai" cũng có mặt thật đúng lúc:Có ai chộn rộn vì aiKhông ai giường rộng chiếu dài dễ xoayHoặc có trường hợp từ "ai" được lặp lại như chỉ hai đối tượng khác nhau. Ví dụ câu ca sau đây - mà Xuân Diệu thường nhắc: "...Điệu hát của má tôi ru tôi, các dì, các mợ của bà con hàng xóm hồi xưa nó hắt hiu thương nhớ lạ lùng! Khi lời văn không buồn, thì điệu hát cũng cứ hiu hiu, hây hây, mêng mang"..."Hời hời! Một mai ai chớ bỏ aiChỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim"Trong ca dao Bình Định, có nhiều trường hợp từ "ai" được sử dụng không phải để chỉ đối tượng mà người nói định đối thoại trực tiếp. Và thường gặp ở những lời than trách (về một đối tượng, một lý do nào đó chưa được xác minh).- Ai làm cho đó xa đâyCho chim chèo bẻo xa cây măng vòi- Ai làm bát bể chén rơi Đĩa nghiêng cá đổ rã rời đôi ta?(Giống câu:Ai làm cho cải tôi ngồngCho dưa tôi khú, cho chồng tôi chê?)Tính chất không xác định của từ "ai" trong ca dao Bình Định thể hiện rõ ràng hơn ở những câu có tính chất nhắn gửi, khuyên răn, kêu gọi...Ví dụ, tục ngữ vùng đất nặng ân tình này có câu:Thương ai băng nỗi thương conNhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồngHoặc tính không xác định của từ "ai" thể hiện rõ trong ca dao về lịch sử đất nước của vùng đất này:- Một lời tự hào, nhắn nhủ:Tháp Bánh Ít đứng sít cầu bà DiSông xanh núi cũng xanh rìVô Nam ra Bắc ai cũng đi đường nàyNghìn thu gương cũ còn đâyLòng ơi phải lo nung son sắt kẻo nữa đầy bể dâuHoặc:- Ai về nhắn với nậu nguộnMăng le gởi xuống, cá chuồn gởi lên- Gò Bồi có nước mắm thơmAi ai đi cũng nhớ cá tôm Gò Bồi- Ai về Bình Định mà coiCon gái Bình Định cầm roi đi quyềnẤy là một lời ca về tinh thần thượng võ, sự tự hào nơi sản sinh ra anh hùng Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn mà chắc..."ai" cũng biết.Tính không xác định này càng mờ dần trong những câu kiểu:Đố ai con rít mấy chưnTàu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người Mới hay sắc thái tu từ học của từ này trong quá trình sử dụng của người dân Bình Định thật chân chất mà đa dạng, sinh động vô cùng. Thật đẹp và giàu như chính tình cảm của vùng đất nặng ân tình của khoai lúa và vị mặn của biển, mênh mang của gió nồm...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét