“Lời dạy về tình yêu thương của Bác Hồ luôn nhắc nhở tôi trên mỗi bước đường nghệ thuật”...
Báo Quảng Ninh Cập nhật lúc 04:40, Chủ Nhật, 19/05/2013 (GMT+7)
(NSND Tường Vy trò chuyện với PV Báo Quảng Ninh)
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, NSND Tường Vy có may mắn nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và mới đây, vào dịp trung tuần tháng 5, trong cuộc trò chuyện thân tình với chúng tôi tại nhà riêng ở Hà Nội, bà tỏ ra rất xúc động khi nhắc đến những kỷ niệm của mình về Bác. Bà bảo: Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, trong công việc v.v.. những kỷ niệm về Người lại giúp tôi có thêm nghị lực để vươn lên...
- Thưa bà, bà có thể cho biết lần đầu tiên được gặp Bác, cảm xúc của bà như thế nào?
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, NSND Tường Vy có may mắn nhiều lần được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Và mới đây, vào dịp trung tuần tháng 5, trong cuộc trò chuyện thân tình với chúng tôi tại nhà riêng ở Hà Nội, bà tỏ ra rất xúc động khi nhắc đến những kỷ niệm của mình về Bác. Bà bảo: Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống, trong công việc v.v.. những kỷ niệm về Người lại giúp tôi có thêm nghị lực để vươn lên...
- Thưa bà, bà có thể cho biết lần đầu tiên được gặp Bác, cảm xúc của bà như thế nào?
NSND Tường Vy |
+ Tôi còn nhớ rất rõ, ấy là vào một ngày tháng 8-1955, khi chúng tôi được chọn vào đội ngũ duyệt binh chuẩn bị cho ngày kỷ niệm Quốc khánh 2-9. Xe Bác bỗng dừng lại ngay trước mặt tôi. Bác khen: “Các cháu tập đều, đẹp lắm. Các cháu có khoẻ không?”. Tất cả chúng tôi đáp lời Bác, rồi đồng thanh chúc Bác mạnh khoẻ. Người mặc chiếc áo kaki màu ghi giản dị, đầu đội mũ, râu bạc trắng... Lúc đó, trong mắt tôi, Người đẹp như ông tiên vậy. Được gặp Bác, chúng tôi vui sướng vô cùng…
- Tôi cũng được biết bà có may mắn là có nhiều lần được gặp Bác. Vậy sau lần ấy, bà còn được gặp Bác trong những hoàn cảnh như thế nào? Kỷ niệm nào với Bác mà bà còn nhớ mãi?
+ Giờ đây, trí nhớ của tôi cũng kém rồi (NSND Tường Vy đã gần 80 tuổi - TG), nhưng kỷ niệm nào về Bác thì với tôi cũng đều nhớ mãi cả, không bao giờ quên! Cũng là cơ duyên khiến tôi có may mắn được gặp Bác nhiều lần. Ấy là do đoàn Ca Múa quân đội, nơi tôi công tác, thường được chọn để phục vụ mỗi khi tiếp đón các đoàn khách cao cấp tại Phủ Chủ tịch. Mà lúc ấy, tôi lại là một trong những cô bé được Bác rất quan tâm. Còn nhớ, mỗi khi gọi tôi đến hát, Bác đều cười, nói vui: “-Chỉ “hát mộc” thôi nhé!”. Người không cần biểu diễn rầm rộ khoa trương tốn kém, mà luôn tiếp đón các đoàn nước ngoài với tình cảm chân thành, ấm áp. Tôi nhớ có một lần, Bác gọi vào bảo: “Sắp tới Bác tiếp hai chiến sĩ hoà bình Pháp là anh Henri Martin và chị Raymonde Dien. Bé có bài hát Pháp nào không?”. (Bác thường gọi tôi là “bé” một cách đầy trìu mến, gần gũi). Tôi thưa với Bác: “Cháu có thuộc bài “La Normandie”. Người lại bảo: “Thế thì tốt quá, Normandie là quê hương của anh Henri Martin đấy. Tuần sau, bé lên hát nhé”.
Rồi đến một lần Bác gọi tôi vào hát một bài hát dân ca Triều Tiên để đón nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Người nói đùa đồng chí Kim Nhật Thành: “-Anh nghe có rõ không đấy, hay là tưởng cô bé hát tiếng Việt?”. Lãnh tụ Triều Tiên cười sảng khoái, giơ hai ngón tay cái lên và khen: “-Rất tốt”. Sau lần đó, Bác động viên tôi cố gắng học thêm những bài dân ca nước ngoài nữa. Nghe lời Bác, tôi đã hát được vài chục bài dân ca các nước…
Với chúng tôi, Bác là người cha rất gần gũi. Còn nhớ một lần, chúng tôi đến gặp Bác. Bác hỏi chúng tôi hát được giọng gì. Chị Linh Nhâm đi cùng thưa với Bác là hát được giọng nữ trung; còn tôi thì thưa Bác là hát được giọng nữ cao. Bác bảo: “Bác có một ca sĩ rất hay. Giờ Bác cho các cháu nghe giọng ca nam trầm nhé!”. Thế là Bác đưa chúng tôi ra ao cá, rồi ra hiệu im lặng. Bỗng nhiên dưới ao vang lên tiếng kêu của một… chú ếch! Bác cười, bảo: “Ca sĩ của Bác đó. Đây là con ếch nặng tới 2 cân, do nhân dân Cuba tặng. Chiều nào nó cũng luyện thanh đấy!”. Nói chuyện với Bác, thú vị vô cùng. Trong tâm trí tôi, Bác Hồ chính là một bậc thầy về tâm lý…
- Là thế nào, thưa bà?
+ Hồi đang học Trường Âm nhạc quốc gia Việt Nam, tôi mang bầu cháu đầu lòng. Nhưng do buồn chuyện gia đình và lại đi hát quá nhiều nên chưa đủ tháng thì sinh nên cháu không nuôi được. Bác biết chuyện, Người gọi tôi đến. Người nói nhỏ nhẹ: “Thua keo này ta bày keo khác, cháu ạ!”. Rồi Bác đưa tay kéo mi mắt của tôi ra xem, y như thể bác sĩ khám bệnh. Bác bảo: “Cháu còn thiếu máu nhiều lắm, không được hát nữa. Đến khi khoẻ rồi hãy đi”. Nghe Bác nói, tôi bật khóc. Bác lại phải động viên bằng cách kể chuyện về tuổi thơ của Bác, về cảnh mẹ Bác mất, Bác bế em đi xin sữa, nhưng cuối cùng cũng không nuôi được... Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những ngón tay Bác ân cần kéo mi mắt tôi. Cả mùi thuốc lá trên ngón tay của người nữa…
- Tôi cũng được biết bà có may mắn là có nhiều lần được gặp Bác. Vậy sau lần ấy, bà còn được gặp Bác trong những hoàn cảnh như thế nào? Kỷ niệm nào với Bác mà bà còn nhớ mãi?
+ Giờ đây, trí nhớ của tôi cũng kém rồi (NSND Tường Vy đã gần 80 tuổi - TG), nhưng kỷ niệm nào về Bác thì với tôi cũng đều nhớ mãi cả, không bao giờ quên! Cũng là cơ duyên khiến tôi có may mắn được gặp Bác nhiều lần. Ấy là do đoàn Ca Múa quân đội, nơi tôi công tác, thường được chọn để phục vụ mỗi khi tiếp đón các đoàn khách cao cấp tại Phủ Chủ tịch. Mà lúc ấy, tôi lại là một trong những cô bé được Bác rất quan tâm. Còn nhớ, mỗi khi gọi tôi đến hát, Bác đều cười, nói vui: “-Chỉ “hát mộc” thôi nhé!”. Người không cần biểu diễn rầm rộ khoa trương tốn kém, mà luôn tiếp đón các đoàn nước ngoài với tình cảm chân thành, ấm áp. Tôi nhớ có một lần, Bác gọi vào bảo: “Sắp tới Bác tiếp hai chiến sĩ hoà bình Pháp là anh Henri Martin và chị Raymonde Dien. Bé có bài hát Pháp nào không?”. (Bác thường gọi tôi là “bé” một cách đầy trìu mến, gần gũi). Tôi thưa với Bác: “Cháu có thuộc bài “La Normandie”. Người lại bảo: “Thế thì tốt quá, Normandie là quê hương của anh Henri Martin đấy. Tuần sau, bé lên hát nhé”.
Rồi đến một lần Bác gọi tôi vào hát một bài hát dân ca Triều Tiên để đón nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành. Người nói đùa đồng chí Kim Nhật Thành: “-Anh nghe có rõ không đấy, hay là tưởng cô bé hát tiếng Việt?”. Lãnh tụ Triều Tiên cười sảng khoái, giơ hai ngón tay cái lên và khen: “-Rất tốt”. Sau lần đó, Bác động viên tôi cố gắng học thêm những bài dân ca nước ngoài nữa. Nghe lời Bác, tôi đã hát được vài chục bài dân ca các nước…
Với chúng tôi, Bác là người cha rất gần gũi. Còn nhớ một lần, chúng tôi đến gặp Bác. Bác hỏi chúng tôi hát được giọng gì. Chị Linh Nhâm đi cùng thưa với Bác là hát được giọng nữ trung; còn tôi thì thưa Bác là hát được giọng nữ cao. Bác bảo: “Bác có một ca sĩ rất hay. Giờ Bác cho các cháu nghe giọng ca nam trầm nhé!”. Thế là Bác đưa chúng tôi ra ao cá, rồi ra hiệu im lặng. Bỗng nhiên dưới ao vang lên tiếng kêu của một… chú ếch! Bác cười, bảo: “Ca sĩ của Bác đó. Đây là con ếch nặng tới 2 cân, do nhân dân Cuba tặng. Chiều nào nó cũng luyện thanh đấy!”. Nói chuyện với Bác, thú vị vô cùng. Trong tâm trí tôi, Bác Hồ chính là một bậc thầy về tâm lý…
- Là thế nào, thưa bà?
+ Hồi đang học Trường Âm nhạc quốc gia Việt Nam, tôi mang bầu cháu đầu lòng. Nhưng do buồn chuyện gia đình và lại đi hát quá nhiều nên chưa đủ tháng thì sinh nên cháu không nuôi được. Bác biết chuyện, Người gọi tôi đến. Người nói nhỏ nhẹ: “Thua keo này ta bày keo khác, cháu ạ!”. Rồi Bác đưa tay kéo mi mắt của tôi ra xem, y như thể bác sĩ khám bệnh. Bác bảo: “Cháu còn thiếu máu nhiều lắm, không được hát nữa. Đến khi khoẻ rồi hãy đi”. Nghe Bác nói, tôi bật khóc. Bác lại phải động viên bằng cách kể chuyện về tuổi thơ của Bác, về cảnh mẹ Bác mất, Bác bế em đi xin sữa, nhưng cuối cùng cũng không nuôi được... Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những ngón tay Bác ân cần kéo mi mắt tôi. Cả mùi thuốc lá trên ngón tay của người nữa…
NSND Tường Vy (bên trái, hàng trên) chụp ảnh kỷ niệm với Bác Hồ.Ảnh: Tư liệu |
Với tôi, Bác gần gũi như một người cha. Có lần, sau khi biểu diễn xong, Bác ân cần hỏi thăm về quê hương, về mẹ, về đời sống... Bác hỏi tôi có về thăm mẹ không, rồi căn dặn phải biết tiết kiệm để dành mỗi tháng một ít tiền, sau này đất nước thống nhất thì còn có tiền mà mua gì về biếu mẹ. Lại một lần khác, Bác gọi tôi đến xem phim. Vừa thấy tôi, Bác khen: “Chà, Tường Vy diện nhỉ?”. Tôi cũng nhìn áo Bác, đùa lại: “Bác cũng... diện!”. Bác cười hiền từ, giải thích đó là cái áo người bạn ở Trung Quốc tặng. Bác dành rất nhiều tình thương yêu cho thanh thiếu nhi. Còn nhớ, một lần, Bác hỏi tôi đi học âm nhạc có giáo trình nào hay không thì nhớ giữ lại sau này dạy cho trẻ. Tình thương, lòng nhân ái đó của Bác đã tác động đến suy nghĩ và hành động của tôi…
- Có phải cũng vì thế mà sau này bà đã mở Trung tâm Nghệ thuật tình thương?
+ Đúng là như vậy. Tôi nhớ, có lần, Bác đã dặn: “-Mỗi người phải làm được một điều gì đó cho nhân dân, cho đất nước”. Luôn đau đáu với lời dạy ấy, một buổi sáng chủ nhật, đang lúc đàn hát tại nhà thì tôi thấy có rất nhiều em ở Làng trẻ SOS ngỏ ý xin được học đàn học hát. Thế là tôi cho chúng thử giọng và thấy nhiều em có năng khiếu. Chỉ trong một thời gian ngắn, lớp học của tôi đã có đến 50 học trò. Sau đó, nhờ nhạc sĩ Văn Cao giúp đỡ, Trung tâm Nghệ thuật Tình thương của tôi đã ra đời. Khi ấy, tôi vừa nghỉ hưu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi… Đến giờ, tôi đã mở được 3 trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Nam quê tôi. Chúng tôi đào tạo miễn phí cho các em bị khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tôi nghĩ, làm được việc này chắc ở đâu đây, Bác cũng vui lòng về đứa bé đã được Người thương quý, dạy bảo...
- Trong hoạt động của Trung tâm, nhất là với cơ chế thị trường như hiện nay, có gặp nhiều khó khăn lắm không, thưa bà?
+ Có chứ! Để mưu sinh bằng nghệ thuật, với người lành lặn đã khó, với người khuyết tật còn khó hơn nhiều. Với những em bị khiếm thị, nhiều lúc tôi phải dạy hát cho các em bằng cách đưa tay các em đặt tay lên môi, lên má mình để biết lúc hát cần mở miệng thế nào rồi theo đó mà bắt chước. Khó nữa là kiếm tiền trang trải chi phí. Tôi đã phải bán nhiều tài sản quý trong nhà; thậm chí có lần còn phải bán cả… chó nữa! (cười). Sau này, thỉnh thoảng lại đi xin tài trợ từ các nhà hảo tâm nên cũng đỡ. Những lúc khó khăn, tôi thường chắp tay khấn nguyện Bác Hồ phù hộ… Và như một sự kỳ diệu, Trung tâm của tôi cứ thế vượt qua khó khăn tưởng như không thể vượt qua được! Tôi quan niệm, Trung tâm của chúng tôi ra đời và tồn tại bằng tình yêu thương. Ở đâu có tình yêu thương thì ở đấy sẽ có sự bình yên thôi. Cái tâm và cách tổ chức của người quản lý sẽ là điều quyết định trong việc làm này. Tuy nhiên, có một sự thật mà tôi đang rất trăn trở là một số người lành lặn đang lợi dụng các em, lợi dụng uy tín của chúng tôi để thu lợi. Họ cũng tìm được một số em khuyết tật, nói là người của chỗ tôi, đưa vào đàn hát quyên góp từ thiện. Đàn hát biểu diễn thì chưa thấy đâu, chỉ thấy đưa thùng quyên góp ra xin tiền. Tiền đó họ thu, rồi chia cho các em được vài đồng. Tôi cũng xót xa lắm, nhưng chưa thể ngăn chặn hết được tình trạng này…
- Bà đánh giá như thế nào về khả năng của các bạn khuyết tật, mồ côi và trẻ em nghèo trong việc biểu diễn nghệ thuật?
+ Các em ấy đều rất chăm chỉ học tập. Riêng về nghị lực của các em thì tôi rất khâm phục. Một số em có năng khiếu về âm nhạc. Chỉ cần phát hiện và “vun xới” bằng tình thương yêu thì tôi nghĩ thế nào họ cũng thành danh. Các em đều gọi tôi là mẹ một cách ấm áp, yêu thương. Tôi nghĩ, mình thương yêu các em, động viên các em học tập và rèn luyện thì không bao giờ các em phụ công mình. Có 48 em đã được chúng tôi tạo nguồn và trở thành tài năng âm nhạc, như em Hà Chương, Hoàng Mạnh Cường, Đồng Quang Vinh, Hoài Phương, Giáng Son, cặp đôi khiêu vũ thể thao Khánh Thi và Chí Anh. Ở Quảng Ninh thì có em Sơn Lâm…
- Bà vừa nhắc đến Sơn Lâm ở Quảng Ninh, có phải đây là chàng trai tật nguyền với Quỹ từ thiện “Sơn Lâm và những người bạn” đã được rất nhiều người biết đến? Bà có thể chia sẻ đôi điều về chàng trai giàu nghị lực này?
+ Phải đấy! Tôi gặp Sơn Lâm ở Quảng Ngãi trong một hội diễn của Hội chữ thập đỏ. Khi ấy Sơn Lâm nghe tôi hát xong và bảo: “Mẹ ơi, mẹ cho con vào Trung tâm của mẹ đi!”. Tôi gật đầu đồng ý và nghe Sơn Lâm thử giọng. Cậu bé có chất giọng khá tốt, có triển vọng. Ban đầu cậu còn hát như nói, về sau tôi rèn cho rất nhiều trong việc xử lý tác phẩm âm nhạc. Xuất phát từ tình yêu thương và sự đồng điệu về tâm hồn mà hai mẹ con rất quý nhau. Có một thời gian, đi đâu tôi cũng “tha” đứa con Sơn Lâm đi diễn cùng. Nghe nói, sau này Lâm đã thành lập Quỹ từ thiện để mang những món quà đến tận tay những người cần giúp đỡ…
- Đã bao giờ Trung tâm của bà biểu diễn ở Quảng Ninh chưa? Bà thấy khán giả Quảng Ninh đón nhận như thế nào?
+ Chúng tôi cũng đã diễn ở Quảng Ninh một vài lần, nhưng đã lâu lắm rồi. Tôi nhớ có lần diễn ở Cung Văn hoá Lao động Việt - Nhật. Khán giả Quảng Ninh ủng hộ hết sức nhiệt tình. Đời diễn của tôi có được một sự may mắn là đi đến đâu khán giả cũng rất thương mình quý mình. Tôi lấy đó là nguồn động viên để mình bước tiếp…
- À, còn một câu hỏi nữa mà tôi rất muốn được bà chia sẻ! Ấy là thường mỗi khi biểu diễn, bà rất thích mặc quân phục màu xanh… Có phải màu áo “Anh bộ đội Cụ Hồ” gợi cho bà những kỷ niệm đẹp?
+ Đúng như anh nói, tôi rất thích mặc quân phục khi biểu diễn, nhất là khi hát những bài hát ngợi ca người lính, ngợi ca Tổ quốc và nhân dân. Mà cũng phải thôi, tôi vốn là lính mà. Năm 16 tuổi, sau khi ngoại tôi mất vì mất máu không đưa đi cấp cứu kịp, má tôi xót xa quá nên đã động viên tôi đi học y tá để chữa bệnh cứu người. Thế là tôi đã xin nhập ngũ rồi trở thành y tá tại Viện Quân y 108. Năm 1956, tôi mới chuyển sang Đoàn ca múa Tổng Cục chính trị và bắt đầu được học thanh nhạc. Tôi hay hát về người lính, vừa là do nghề nghiệp, cũng vừa là tình cảm… Ngày tôi còn bé, các chú bộ đội về đóng quân trong nhà ngoại tôi rất đông. Các chú dạy cho tôi hát nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Phan Huỳnh Điểu v.v.. Từ đấy “Anh bộ đội Cụ Hồ” là “thần tượng” của tôi từ lúc nào không biết. Sau này, tôi lại có một mối tình đẹp với một chiến sĩ bộ đội là… anh phụ trách đội thiếu nhi của chúng tôi. Khi tôi vào bộ đội, anh ấy đi học Hải quân ở bên Trung Quốc. Nhớ anh, tôi đã sáng tác bài “Quê hương anh là biển cả”…
Ngày ấy, cũng như bao công dân khác từ chỗ “mê” hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” mà tôi mong mỏi một lần được gặp Bác. Không ngờ sau này, đời tôi lại có cái hạnh phúc mà ít người có được là gặp Bác nhiều lần, hát cho Bác nghe cũng nhiều…
- Xin cảm ơn NSND Tường Vi về cuộc trò chuyện này! Chúc bà luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!
- Có phải cũng vì thế mà sau này bà đã mở Trung tâm Nghệ thuật tình thương?
+ Đúng là như vậy. Tôi nhớ, có lần, Bác đã dặn: “-Mỗi người phải làm được một điều gì đó cho nhân dân, cho đất nước”. Luôn đau đáu với lời dạy ấy, một buổi sáng chủ nhật, đang lúc đàn hát tại nhà thì tôi thấy có rất nhiều em ở Làng trẻ SOS ngỏ ý xin được học đàn học hát. Thế là tôi cho chúng thử giọng và thấy nhiều em có năng khiếu. Chỉ trong một thời gian ngắn, lớp học của tôi đã có đến 50 học trò. Sau đó, nhờ nhạc sĩ Văn Cao giúp đỡ, Trung tâm Nghệ thuật Tình thương của tôi đã ra đời. Khi ấy, tôi vừa nghỉ hưu. Thấm thoắt đã 20 năm rồi… Đến giờ, tôi đã mở được 3 trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẵng và Quảng Nam quê tôi. Chúng tôi đào tạo miễn phí cho các em bị khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tôi nghĩ, làm được việc này chắc ở đâu đây, Bác cũng vui lòng về đứa bé đã được Người thương quý, dạy bảo...
- Trong hoạt động của Trung tâm, nhất là với cơ chế thị trường như hiện nay, có gặp nhiều khó khăn lắm không, thưa bà?
+ Có chứ! Để mưu sinh bằng nghệ thuật, với người lành lặn đã khó, với người khuyết tật còn khó hơn nhiều. Với những em bị khiếm thị, nhiều lúc tôi phải dạy hát cho các em bằng cách đưa tay các em đặt tay lên môi, lên má mình để biết lúc hát cần mở miệng thế nào rồi theo đó mà bắt chước. Khó nữa là kiếm tiền trang trải chi phí. Tôi đã phải bán nhiều tài sản quý trong nhà; thậm chí có lần còn phải bán cả… chó nữa! (cười). Sau này, thỉnh thoảng lại đi xin tài trợ từ các nhà hảo tâm nên cũng đỡ. Những lúc khó khăn, tôi thường chắp tay khấn nguyện Bác Hồ phù hộ… Và như một sự kỳ diệu, Trung tâm của tôi cứ thế vượt qua khó khăn tưởng như không thể vượt qua được! Tôi quan niệm, Trung tâm của chúng tôi ra đời và tồn tại bằng tình yêu thương. Ở đâu có tình yêu thương thì ở đấy sẽ có sự bình yên thôi. Cái tâm và cách tổ chức của người quản lý sẽ là điều quyết định trong việc làm này. Tuy nhiên, có một sự thật mà tôi đang rất trăn trở là một số người lành lặn đang lợi dụng các em, lợi dụng uy tín của chúng tôi để thu lợi. Họ cũng tìm được một số em khuyết tật, nói là người của chỗ tôi, đưa vào đàn hát quyên góp từ thiện. Đàn hát biểu diễn thì chưa thấy đâu, chỉ thấy đưa thùng quyên góp ra xin tiền. Tiền đó họ thu, rồi chia cho các em được vài đồng. Tôi cũng xót xa lắm, nhưng chưa thể ngăn chặn hết được tình trạng này…
- Bà đánh giá như thế nào về khả năng của các bạn khuyết tật, mồ côi và trẻ em nghèo trong việc biểu diễn nghệ thuật?
+ Các em ấy đều rất chăm chỉ học tập. Riêng về nghị lực của các em thì tôi rất khâm phục. Một số em có năng khiếu về âm nhạc. Chỉ cần phát hiện và “vun xới” bằng tình thương yêu thì tôi nghĩ thế nào họ cũng thành danh. Các em đều gọi tôi là mẹ một cách ấm áp, yêu thương. Tôi nghĩ, mình thương yêu các em, động viên các em học tập và rèn luyện thì không bao giờ các em phụ công mình. Có 48 em đã được chúng tôi tạo nguồn và trở thành tài năng âm nhạc, như em Hà Chương, Hoàng Mạnh Cường, Đồng Quang Vinh, Hoài Phương, Giáng Son, cặp đôi khiêu vũ thể thao Khánh Thi và Chí Anh. Ở Quảng Ninh thì có em Sơn Lâm…
- Bà vừa nhắc đến Sơn Lâm ở Quảng Ninh, có phải đây là chàng trai tật nguyền với Quỹ từ thiện “Sơn Lâm và những người bạn” đã được rất nhiều người biết đến? Bà có thể chia sẻ đôi điều về chàng trai giàu nghị lực này?
+ Phải đấy! Tôi gặp Sơn Lâm ở Quảng Ngãi trong một hội diễn của Hội chữ thập đỏ. Khi ấy Sơn Lâm nghe tôi hát xong và bảo: “Mẹ ơi, mẹ cho con vào Trung tâm của mẹ đi!”. Tôi gật đầu đồng ý và nghe Sơn Lâm thử giọng. Cậu bé có chất giọng khá tốt, có triển vọng. Ban đầu cậu còn hát như nói, về sau tôi rèn cho rất nhiều trong việc xử lý tác phẩm âm nhạc. Xuất phát từ tình yêu thương và sự đồng điệu về tâm hồn mà hai mẹ con rất quý nhau. Có một thời gian, đi đâu tôi cũng “tha” đứa con Sơn Lâm đi diễn cùng. Nghe nói, sau này Lâm đã thành lập Quỹ từ thiện để mang những món quà đến tận tay những người cần giúp đỡ…
- Đã bao giờ Trung tâm của bà biểu diễn ở Quảng Ninh chưa? Bà thấy khán giả Quảng Ninh đón nhận như thế nào?
+ Chúng tôi cũng đã diễn ở Quảng Ninh một vài lần, nhưng đã lâu lắm rồi. Tôi nhớ có lần diễn ở Cung Văn hoá Lao động Việt - Nhật. Khán giả Quảng Ninh ủng hộ hết sức nhiệt tình. Đời diễn của tôi có được một sự may mắn là đi đến đâu khán giả cũng rất thương mình quý mình. Tôi lấy đó là nguồn động viên để mình bước tiếp…
- À, còn một câu hỏi nữa mà tôi rất muốn được bà chia sẻ! Ấy là thường mỗi khi biểu diễn, bà rất thích mặc quân phục màu xanh… Có phải màu áo “Anh bộ đội Cụ Hồ” gợi cho bà những kỷ niệm đẹp?
+ Đúng như anh nói, tôi rất thích mặc quân phục khi biểu diễn, nhất là khi hát những bài hát ngợi ca người lính, ngợi ca Tổ quốc và nhân dân. Mà cũng phải thôi, tôi vốn là lính mà. Năm 16 tuổi, sau khi ngoại tôi mất vì mất máu không đưa đi cấp cứu kịp, má tôi xót xa quá nên đã động viên tôi đi học y tá để chữa bệnh cứu người. Thế là tôi đã xin nhập ngũ rồi trở thành y tá tại Viện Quân y 108. Năm 1956, tôi mới chuyển sang Đoàn ca múa Tổng Cục chính trị và bắt đầu được học thanh nhạc. Tôi hay hát về người lính, vừa là do nghề nghiệp, cũng vừa là tình cảm… Ngày tôi còn bé, các chú bộ đội về đóng quân trong nhà ngoại tôi rất đông. Các chú dạy cho tôi hát nhạc của Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Phan Huỳnh Điểu v.v.. Từ đấy “Anh bộ đội Cụ Hồ” là “thần tượng” của tôi từ lúc nào không biết. Sau này, tôi lại có một mối tình đẹp với một chiến sĩ bộ đội là… anh phụ trách đội thiếu nhi của chúng tôi. Khi tôi vào bộ đội, anh ấy đi học Hải quân ở bên Trung Quốc. Nhớ anh, tôi đã sáng tác bài “Quê hương anh là biển cả”…
Ngày ấy, cũng như bao công dân khác từ chỗ “mê” hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ” mà tôi mong mỏi một lần được gặp Bác. Không ngờ sau này, đời tôi lại có cái hạnh phúc mà ít người có được là gặp Bác nhiều lần, hát cho Bác nghe cũng nhiều…
- Xin cảm ơn NSND Tường Vi về cuộc trò chuyện này! Chúc bà luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc!
Phạm Học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét