Nhà văn Sương Nguyệt Minh:
“Văn học trẻ Quảng Ninh có nhiều tín hiệu đáng mừng”
Báo Quảng Ninh Cập nhật lúc 10:04, Chủ Nhật, 22/07/2012 (GMT+7)
LTS.
Sương Nguyệt Minh (hiện công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội) là nhà
văn đã có những thành công đáng kể trong sự nghiệp viết văn của mình.
Tập truyện “Dị hương” của ông đã được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam 2010. Một số tác phẩm của ông đã được giới thiệu trên QNCT...
Mới đây, ông được Hội VHNT tỉnh mời về làm giảng viên lớp tập huấn cho các cây viết trẻ Quảng Ninh về sáng tác truyện ngắn và ký văn học (tổ chức tại Công ty CP Than Mông Dương). Nhân dịp này, PV QNCT đã có cuộc trò chuyện với ông...
-Thưa nhà văn Sương Nguyệt Minh, tôi biết ông là người rất chăm chút cho các tài năng văn học trẻ, trong đó có những cây bút truyện ngắn. Và nhiều người trong số họ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vậy mà có lần tôi nhớ ông lại nói, văn học trẻ hiện nay chưa có những cây bút truyện ngắn thực sự xuất sắc...?. Ông có thể nói rõ hơn về điều này được không?
Mới đây, ông được Hội VHNT tỉnh mời về làm giảng viên lớp tập huấn cho các cây viết trẻ Quảng Ninh về sáng tác truyện ngắn và ký văn học (tổ chức tại Công ty CP Than Mông Dương). Nhân dịp này, PV QNCT đã có cuộc trò chuyện với ông...
-Thưa nhà văn Sương Nguyệt Minh, tôi biết ông là người rất chăm chút cho các tài năng văn học trẻ, trong đó có những cây bút truyện ngắn. Và nhiều người trong số họ đã đạt được những thành tựu đáng kể. Vậy mà có lần tôi nhớ ông lại nói, văn học trẻ hiện nay chưa có những cây bút truyện ngắn thực sự xuất sắc...?. Ông có thể nói rõ hơn về điều này được không?
Nhà văn Sương Nguyệt Minh. |
+ Tôi nói “chưa thực sự xuất sắc” là
trong sự so sánh với đòi hỏi của công chúng, của thời đại. Anh thấy đấy,
trong văn học Việt Nam giai đoạn hiện nay chưa có truyện ngắn nào ra
đời mà ngay lập tức gây “chấn động” kiểu như “Tướng về hưu” của Nguyễn
Huy Thiệp những năm đầu thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng,
văn xuôi của chúng ta đang có một nền tảng rộng và vững chắc. Đỉnh cao
như kiểu Phanxipang hay Ngọc Linh Sơn thì chưa có, nhưng chúng ta cũng
đã có cả một đội ngũ người viết “trùng điệp” như dãy Trường Sơn, chứ
không hề “lô nhô” kiểu bát úp ...
- Vậy trong cái “dãy Trường Sơn” ấy, những cây bút trẻ Quảng Ninh đứng ở vị trí nào, thưa ông? Là người được mời làm thành viên của Hội đồng giám khảo cuộc thi truyện ngắn trên Báo Văn nghệ, ông thấy những tác phẩm mà các cây bút trẻ Quảng Ninh gửi đến có gì đáng chú ý? Ông có nhận xét gì về lực lượng viết văn này?
+ Tôi đã đi rất nhiều nơi nhưng tôi thấy, dường như, ở các tỉnh có rất ít các tác giả trẻ viết văn xuôi. May mắn thay, gần đây ở Quảng Ninh có một số cây bút trẻ rất đáng chú ý. Công bằng mà nói, có mấy cây bút xứng tầm “tác giả” chứ không còn là “cây bút mới” nữa, có thể phải gọi họ là “nhà văn” mới đúng. Tuy nhiên, họ cũng còn viết tương đối ít, mỏng manh. Trong thời gian tới, tôi nghĩ, nhất định tác phẩm của họ sẽ dày dặn hơn. Theo tôi, ở đây có mấy cây bút có thể “đối thoại” được với các tác giả viết văn xuôi ở các tỉnh khác. Đây là tín hiệu đáng mừng cho văn học Quảng Ninh...
- Cụ thể như những tác giả nào, thưa ông?
+ Ít nhất, cũng có ba, bốn tác giả khiến tôi chú ý. Như Cao Nguyệt Nguyên, Đinh Phương, Hàn Băng Vũ v.v.. Với Cao Nguyệt Nguyên, tác giả này có lối viết rất văn chương, câu chữ mượt mà và thanh thoát. Đặc biệt, cô đã thoát khỏi lối viết “kể chuyện” dông dài mà rất nhiều người đi trước thường mắc phải. Hình ảnh trong truyện của Cao Nguyệt Nguyên cứ ẩn hiện thấp thoáng sau lớp ngôn từ hết sức kiệm lời mà đầy ám gợi. Đinh Phương lại có lối viết khác. Phương tỏ ra có nghề trong tổ chức kết cấu truyện ngắn. Tác giả này dám xông vào những gì bộn bề và nóng hổi của hiện thực đời sống đương đại. Tuy thế, Đinh Phương không rơi vào sự xô bồ mà lại rất văn chương, vạm vỡ và chắc nịch. Phương đã biết đưa mình vượt thoát khỏi sự giản đơn, yếu ớt và mong manh. Hàn Băng Vũ lại khác, cô là một tác giả có cuộc sống khó khăn, bị liệt cả hai chân, nhưng đã vượt lên hoàn cảnh và cũng đã khẳng định được mình. Tuy nhiên, có vẻ như truyện của cô thiếu đi một chút lấp lánh, nhân vật thường không có số phận rõ rệt. Cũng dễ hiểu thôi, Hàn Băng Vũ bị rào cản bởi số phận riêng và hạn chế vốn sống thực tế...
- Nếu so sánh với thế hệ đi trước, ông có nghĩ họ - những cây viết trẻ này - sẽ làm được một điều gì đó cho sự nghiệp văn học Quảng Ninh nói riêng, cho văn học cả nước nói chung hôm nay và ngày mai không, thưa ông?
+ Tôi tin tưởng vào thế hệ tương lai, bởi đây cũng là quy luật của cuộc sống. Thế hệ của chúng tôi đã có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “Tôi là ai?” rồi. Không còn gì quá bí ẩn, không có câu hỏi lớn nào cần trả lời nữa. Thậm chí, có một số người đã thành danh, giờ đây, chưa công bố tác phẩm người ta đã biết anh ta viết gì và đạt đến tầm nào. Số khác thì lại bị đời sống áo cơm làm cho hụt hơi, đến mức phải từ bỏ nghề viết. Tôi khâm phục thế hệ trẻ hôm nay. Họ chỉ mới có hai mươi, hai mốt tuổi thôi mà đã viết được những cái mà thế hệ chúng tôi không thể nào có nổi. Xuất phát điểm của họ cao hơn chúng tôi ngày xưa rất nhiều...
- Vậy trong cái “dãy Trường Sơn” ấy, những cây bút trẻ Quảng Ninh đứng ở vị trí nào, thưa ông? Là người được mời làm thành viên của Hội đồng giám khảo cuộc thi truyện ngắn trên Báo Văn nghệ, ông thấy những tác phẩm mà các cây bút trẻ Quảng Ninh gửi đến có gì đáng chú ý? Ông có nhận xét gì về lực lượng viết văn này?
+ Tôi đã đi rất nhiều nơi nhưng tôi thấy, dường như, ở các tỉnh có rất ít các tác giả trẻ viết văn xuôi. May mắn thay, gần đây ở Quảng Ninh có một số cây bút trẻ rất đáng chú ý. Công bằng mà nói, có mấy cây bút xứng tầm “tác giả” chứ không còn là “cây bút mới” nữa, có thể phải gọi họ là “nhà văn” mới đúng. Tuy nhiên, họ cũng còn viết tương đối ít, mỏng manh. Trong thời gian tới, tôi nghĩ, nhất định tác phẩm của họ sẽ dày dặn hơn. Theo tôi, ở đây có mấy cây bút có thể “đối thoại” được với các tác giả viết văn xuôi ở các tỉnh khác. Đây là tín hiệu đáng mừng cho văn học Quảng Ninh...
- Cụ thể như những tác giả nào, thưa ông?
+ Ít nhất, cũng có ba, bốn tác giả khiến tôi chú ý. Như Cao Nguyệt Nguyên, Đinh Phương, Hàn Băng Vũ v.v.. Với Cao Nguyệt Nguyên, tác giả này có lối viết rất văn chương, câu chữ mượt mà và thanh thoát. Đặc biệt, cô đã thoát khỏi lối viết “kể chuyện” dông dài mà rất nhiều người đi trước thường mắc phải. Hình ảnh trong truyện của Cao Nguyệt Nguyên cứ ẩn hiện thấp thoáng sau lớp ngôn từ hết sức kiệm lời mà đầy ám gợi. Đinh Phương lại có lối viết khác. Phương tỏ ra có nghề trong tổ chức kết cấu truyện ngắn. Tác giả này dám xông vào những gì bộn bề và nóng hổi của hiện thực đời sống đương đại. Tuy thế, Đinh Phương không rơi vào sự xô bồ mà lại rất văn chương, vạm vỡ và chắc nịch. Phương đã biết đưa mình vượt thoát khỏi sự giản đơn, yếu ớt và mong manh. Hàn Băng Vũ lại khác, cô là một tác giả có cuộc sống khó khăn, bị liệt cả hai chân, nhưng đã vượt lên hoàn cảnh và cũng đã khẳng định được mình. Tuy nhiên, có vẻ như truyện của cô thiếu đi một chút lấp lánh, nhân vật thường không có số phận rõ rệt. Cũng dễ hiểu thôi, Hàn Băng Vũ bị rào cản bởi số phận riêng và hạn chế vốn sống thực tế...
- Nếu so sánh với thế hệ đi trước, ông có nghĩ họ - những cây viết trẻ này - sẽ làm được một điều gì đó cho sự nghiệp văn học Quảng Ninh nói riêng, cho văn học cả nước nói chung hôm nay và ngày mai không, thưa ông?
+ Tôi tin tưởng vào thế hệ tương lai, bởi đây cũng là quy luật của cuộc sống. Thế hệ của chúng tôi đã có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “Tôi là ai?” rồi. Không còn gì quá bí ẩn, không có câu hỏi lớn nào cần trả lời nữa. Thậm chí, có một số người đã thành danh, giờ đây, chưa công bố tác phẩm người ta đã biết anh ta viết gì và đạt đến tầm nào. Số khác thì lại bị đời sống áo cơm làm cho hụt hơi, đến mức phải từ bỏ nghề viết. Tôi khâm phục thế hệ trẻ hôm nay. Họ chỉ mới có hai mươi, hai mốt tuổi thôi mà đã viết được những cái mà thế hệ chúng tôi không thể nào có nổi. Xuất phát điểm của họ cao hơn chúng tôi ngày xưa rất nhiều...
- Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Hải Dương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét