Ngày trước, phụ nữ đi hát nhà tơ như tôi chẳng bước ra được khỏi cái sân đình...”
Cập nhật lúc 04:50, Chủ Nhật, 10/03/2013 (GMT+7)
(Nghệ nhân dân gian Đặng Thị Tự trò chuyện với PV Báo Quảng Ninh)
Dù đã bước qua tuổi 92 nhưng Nghệ nhân dân gian Đặng Thị Tự (xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) vẫn rất say mê với các điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Tôi gặp cụ từ Hội đình Đầm Hà trở về...
- Chào cụ, chẳng hay dịp này cụ có được khoẻ không ạ?
+ Cảm ơn anh. Tôi cũng tàm tạm thôi. Ngoài 90 rồi mà. Trí nhớ cũng kém đi. Với lại, yếu hơi rồi, không hát được lâu như trước nữa…
- Thế mà hôm trước, ở Hội đình Đầm Hà, cụ vẫn hát hàng giờ đồng hồ đó thôi ạ?
+ Ừ thì, lúc đó hăng hái lên là hát thôi. Mọi người cứ yêu cầu tôi hát cho nghe nữa mà. Cứ vào hội hát là quên hết cả mệt (cười). Mà biết làm sao được, bọn trẻ như con gái tôi đây, mỗi đứa cũng chỉ hát được vài bài, vài điệu. Tôi đang cố gắng truyền nghề lại cho chúng...
- Thưa cụ, cụ học hát từ khi nào, ai truyền lại cho cụ vậy?
Dù đã bước qua tuổi 92 nhưng Nghệ nhân dân gian Đặng Thị Tự (xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) vẫn rất say mê với các điệu hát nhà tơ - hát, múa cửa đình. Tôi gặp cụ từ Hội đình Đầm Hà trở về...
- Chào cụ, chẳng hay dịp này cụ có được khoẻ không ạ?
+ Cảm ơn anh. Tôi cũng tàm tạm thôi. Ngoài 90 rồi mà. Trí nhớ cũng kém đi. Với lại, yếu hơi rồi, không hát được lâu như trước nữa…
- Thế mà hôm trước, ở Hội đình Đầm Hà, cụ vẫn hát hàng giờ đồng hồ đó thôi ạ?
+ Ừ thì, lúc đó hăng hái lên là hát thôi. Mọi người cứ yêu cầu tôi hát cho nghe nữa mà. Cứ vào hội hát là quên hết cả mệt (cười). Mà biết làm sao được, bọn trẻ như con gái tôi đây, mỗi đứa cũng chỉ hát được vài bài, vài điệu. Tôi đang cố gắng truyền nghề lại cho chúng...
- Thưa cụ, cụ học hát từ khi nào, ai truyền lại cho cụ vậy?
Nghệ nhân dân gian Đặng Thị Tự hát nhà tơ tại Liên hoan Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình của tỉnh lần thứ nhất, tại TP Hạ Long năm 2012. |
Tôi chỉ biết cố gắng lấy hơi dài hơn,
hát nhiều hơn cho mọi người nghe và hết lòng dạy lại cho họ. Rồi sau này
tôi khuất đi chẳng biết thế nào nữa! Bây giờ thôi thì cứ đọc để cho
người ta chép để lưu lại phần lời cái đã…
|
+ Học hát à, sớm lắm cơ đấy. Lúc 12 tuổi
tôi đã lẽo đẽo theo cụ Đặng Văn Tăng, người Đầm Hà, để học hát rồi. May
mắn cho tôi vì được theo học một người hát giỏi. Sau đó, khi mẹ tôi
mất, tôi lại theo bà thím của mình tranh thủ học hát. Ban ngày đi làm
đồng áng, tối về lại tranh thủ học. Toàn học bằng cách truyền khẩu thôi.
Thế mà cũng biết hát hết cả 9 thứ giọng với cỡ khoảng 50 bài đấy...
- Thế ngày đó cụ đã đi hát ở những đâu ạ?
+ Cứ gọi là đi hát khắp. Bất cứ đâu họ mời là chúng tôi đi hát thôi, từ Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái… Có khi sang cả Trung Quốc nữa cơ đấy. Chúng tôi thành lập được một hội gồm 7 người, trong đó có một ông kép, còn lại là đào để đi hát ở các đình theo lời mời của bà con. Cứ tháng Giêng như thế này là chúng tôi đi hát suốt cả tháng không có ngày nghỉ...
- Cụ đi suốt thế thì nhà cửa, con cái của cụ ra sao?
+ Cũng may là tôi được gia đình nhà chồng rất ủng hộ. Khi tôi đi hát thì ông nhà tôi, các cụ nhà tôi chăm sóc con cái cho tôi. Ông nhà tôi chẳng những không cấm đoán mà còn động viên tôi thêm nữa đấy…
- Vô phép cụ, cháu tò mò muốn biết, có phải ngày xưa cụ ông nhà mình cũng như nhiều cụ khác si mê giọng hát của cụ lắm phải không ạ?
+ Chuyện xưa ấy à? Ai mà biết được! Chỉ thấy lúc mình hát thì mọi người, trong đó đúng là có rất nhiều đàn ông, vây xung quanh để nghe (cười). Có nhiều người nghe, mình càng vui, càng hát khoẻ hơn, hay hơn… Còn về ông nhà tôi, lúc sinh thời, chưa thấy ông ấy nói si mê tôi vì giọng hát. Chỉ biết ông nhà tôi động viên tôi đi hát rất nhiều, ông làm hết cả công việc của tôi nữa …
- Ngày ấy, phụ nữ như các cụ đi hát có được thoải mái như bây giờ không?
+ Không đâu. Có những thứ quy định khắt khe lắm. Khi mới nhập môn, các thầy đã dạy bảo phải tuân thủ quy định… Ngày xưa chúng tôi thường bảo nhau, phụ nữ đi hát nhà tơ chẳng thể bước ra được khỏi cái sân đình. Chả là có quy định các đào chỉ được phép đứng ở cửa đình mà hát thôi, không được vào trong đình đâu. Đình là nơi thiêng liêng, chỉ có quan viên mới được vào. Và không ra được khỏi sân đình, nghĩa là chỉ có được hát nhà tơ thôi, không được tham gia hát chèo, hát giao duyên hay các kiểu hát khác đâu. Bây giờ bọn trẻ đi hát sướng hơn chúng tôi rất nhiều. Tự do thoải mái hơn và tiền thù lao cũng nhiều hơn thời chúng tôi (cười)…
- Hồi cụ đi hát, tiền thù lao ít thì có đủ nuôi con không ạ?
+ Thời chúng tôi đi hát cả hội, hát rất nhiều. Một nơi người ta mời hát cũng hát luôn dăm ba đêm. Tiền thù lao do ông kép lên tiếng ra giá trước. Mỗi lần như thế khoảng 2 đến 3 đồng. Tiền ấy, chia ra ông kép sẽ lấy phần hơn, còn lại thì các đào chia nhau. Đi hát nhiều nhưng cũng chẳng dư dả gì đâu. Lúc còn con gái tôi cũng đủ tiền mua sắm cho mình. Khi lấy chồng có con rồi thì phụ thêm vào với ông nhà tôi để chi tiêu. Nhưng cũng chẳng đủ nuôi con đâu. Dựa vào ông nhà tôi là chính... Nghèo khó vậy mà chúng tôi đi hát rất hăng hái. Sau này đình bị phá hết đi chẳng còn có chỗ mà hát nữa. Giờ đây đình được làm lại thì già mất rồi, thấy tiếc lắm...
- Từ khi dựng lại được đình Đầm Hà cụ có vui không?
+ Vui lắm chứ, vui không kể hết được. Có đến hơn 50 năm rồi tôi không có chỗ mà hát. Vì thế, tôi cũng là một trong những người vận động xây lại đình. Giờ làm lại được đình, tuy không giống hệt được như xưa nhưng thấy vui lắm. Tôi có chỗ để hát lại rồi…
- Nghe nói cụ còn dạy hát ở ngoài đình nữa?
+ Đúng rồi. Lúc dạy ở đình, lúc lại dạy ở nhà. Tôi đã dạy được 20 người. Các chị ấy đều đến học rất say mê. Tôi dạy cả cho con gái tôi nữa. Trước khi dạy tôi phải ngồi nhớ lại phần lời, đọc cho người ta ghi ra giấy. Cả tháng trời mới ghi hết được lời hát. Nhà cũng nhiều việc, cháu con đi làm suốt nên nhiều lúc tôi vừa nấu cơm vừa đọc cho người ta chép…
- Cụ còn nhớ hết được các giọng, các bài để truyền lại không?
+ Nhớ chứ. Không nhớ hết ngay một lúc được nhưng lâu dần cũng nhớ ra. Tôi đã đọc cho người ta chép lại thành cuốn. Tôi đem những bài ấy ra dạy. Nhưng cũng xin nói thật là các chị ấy bây giờ học chỉ được dăm bài thôi. Học hát nhà tơ phải có năng khiếu và phải say mê. Các chị ấy còn bận bịu nhiều thứ khác, lại còn có nhiều cái để hát nữa. Có chị có chất giọng tốt nhưng cũng không thể hát theo được cái kiểu ngày xưa chúng tôi vẫn hát. Có chị lên hát ở liên hoan người ta thích nghe quá cứ yêu cầu hát thêm bài khác nhưng có thuộc đâu, đành chịu. Khổ thế đấy! Lại có chị khác hát chèo rất giỏi, sang gặp tôi bảo chuyển từ chèo sang nhà tơ thì khó gì. Thấy chị hăng hái tôi dạy nhưng được vài buổi thì chị không hát được…
- Hát nhà tơ khó vậy ư? Cụ có sợ sau này nó bị mai một mất không?
+ Thực ra cũng không quá khó. Chỉ cần có khiếu, rồi hiểu nó và yêu nó là hát được thôi. Còn chuyện sợ mai một, thú thực là tôi cũng thấy ngài ngại, tiêng tiếc thế nào ấy. Tôi chỉ biết cố gắng lấy hơi dài hơn, hát nhiều hơn cho mọi người nghe và hết lòng dạy lại cho họ. Rồi sau này tôi khuất đi chẳng biết thế nào nữa! Bây giờ thôi thì cứ đọc để cho người ta chép để lưu lại phần lời cái đã…
- Xin cảm ơn cụ! Chúc cụ luôn mạnh khoẻ và mãi hát hay.
- Thế ngày đó cụ đã đi hát ở những đâu ạ?
+ Cứ gọi là đi hát khắp. Bất cứ đâu họ mời là chúng tôi đi hát thôi, từ Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái… Có khi sang cả Trung Quốc nữa cơ đấy. Chúng tôi thành lập được một hội gồm 7 người, trong đó có một ông kép, còn lại là đào để đi hát ở các đình theo lời mời của bà con. Cứ tháng Giêng như thế này là chúng tôi đi hát suốt cả tháng không có ngày nghỉ...
- Cụ đi suốt thế thì nhà cửa, con cái của cụ ra sao?
+ Cũng may là tôi được gia đình nhà chồng rất ủng hộ. Khi tôi đi hát thì ông nhà tôi, các cụ nhà tôi chăm sóc con cái cho tôi. Ông nhà tôi chẳng những không cấm đoán mà còn động viên tôi thêm nữa đấy…
- Vô phép cụ, cháu tò mò muốn biết, có phải ngày xưa cụ ông nhà mình cũng như nhiều cụ khác si mê giọng hát của cụ lắm phải không ạ?
+ Chuyện xưa ấy à? Ai mà biết được! Chỉ thấy lúc mình hát thì mọi người, trong đó đúng là có rất nhiều đàn ông, vây xung quanh để nghe (cười). Có nhiều người nghe, mình càng vui, càng hát khoẻ hơn, hay hơn… Còn về ông nhà tôi, lúc sinh thời, chưa thấy ông ấy nói si mê tôi vì giọng hát. Chỉ biết ông nhà tôi động viên tôi đi hát rất nhiều, ông làm hết cả công việc của tôi nữa …
- Ngày ấy, phụ nữ như các cụ đi hát có được thoải mái như bây giờ không?
+ Không đâu. Có những thứ quy định khắt khe lắm. Khi mới nhập môn, các thầy đã dạy bảo phải tuân thủ quy định… Ngày xưa chúng tôi thường bảo nhau, phụ nữ đi hát nhà tơ chẳng thể bước ra được khỏi cái sân đình. Chả là có quy định các đào chỉ được phép đứng ở cửa đình mà hát thôi, không được vào trong đình đâu. Đình là nơi thiêng liêng, chỉ có quan viên mới được vào. Và không ra được khỏi sân đình, nghĩa là chỉ có được hát nhà tơ thôi, không được tham gia hát chèo, hát giao duyên hay các kiểu hát khác đâu. Bây giờ bọn trẻ đi hát sướng hơn chúng tôi rất nhiều. Tự do thoải mái hơn và tiền thù lao cũng nhiều hơn thời chúng tôi (cười)…
- Hồi cụ đi hát, tiền thù lao ít thì có đủ nuôi con không ạ?
+ Thời chúng tôi đi hát cả hội, hát rất nhiều. Một nơi người ta mời hát cũng hát luôn dăm ba đêm. Tiền thù lao do ông kép lên tiếng ra giá trước. Mỗi lần như thế khoảng 2 đến 3 đồng. Tiền ấy, chia ra ông kép sẽ lấy phần hơn, còn lại thì các đào chia nhau. Đi hát nhiều nhưng cũng chẳng dư dả gì đâu. Lúc còn con gái tôi cũng đủ tiền mua sắm cho mình. Khi lấy chồng có con rồi thì phụ thêm vào với ông nhà tôi để chi tiêu. Nhưng cũng chẳng đủ nuôi con đâu. Dựa vào ông nhà tôi là chính... Nghèo khó vậy mà chúng tôi đi hát rất hăng hái. Sau này đình bị phá hết đi chẳng còn có chỗ mà hát nữa. Giờ đây đình được làm lại thì già mất rồi, thấy tiếc lắm...
- Từ khi dựng lại được đình Đầm Hà cụ có vui không?
+ Vui lắm chứ, vui không kể hết được. Có đến hơn 50 năm rồi tôi không có chỗ mà hát. Vì thế, tôi cũng là một trong những người vận động xây lại đình. Giờ làm lại được đình, tuy không giống hệt được như xưa nhưng thấy vui lắm. Tôi có chỗ để hát lại rồi…
- Nghe nói cụ còn dạy hát ở ngoài đình nữa?
+ Đúng rồi. Lúc dạy ở đình, lúc lại dạy ở nhà. Tôi đã dạy được 20 người. Các chị ấy đều đến học rất say mê. Tôi dạy cả cho con gái tôi nữa. Trước khi dạy tôi phải ngồi nhớ lại phần lời, đọc cho người ta ghi ra giấy. Cả tháng trời mới ghi hết được lời hát. Nhà cũng nhiều việc, cháu con đi làm suốt nên nhiều lúc tôi vừa nấu cơm vừa đọc cho người ta chép…
- Cụ còn nhớ hết được các giọng, các bài để truyền lại không?
+ Nhớ chứ. Không nhớ hết ngay một lúc được nhưng lâu dần cũng nhớ ra. Tôi đã đọc cho người ta chép lại thành cuốn. Tôi đem những bài ấy ra dạy. Nhưng cũng xin nói thật là các chị ấy bây giờ học chỉ được dăm bài thôi. Học hát nhà tơ phải có năng khiếu và phải say mê. Các chị ấy còn bận bịu nhiều thứ khác, lại còn có nhiều cái để hát nữa. Có chị có chất giọng tốt nhưng cũng không thể hát theo được cái kiểu ngày xưa chúng tôi vẫn hát. Có chị lên hát ở liên hoan người ta thích nghe quá cứ yêu cầu hát thêm bài khác nhưng có thuộc đâu, đành chịu. Khổ thế đấy! Lại có chị khác hát chèo rất giỏi, sang gặp tôi bảo chuyển từ chèo sang nhà tơ thì khó gì. Thấy chị hăng hái tôi dạy nhưng được vài buổi thì chị không hát được…
- Hát nhà tơ khó vậy ư? Cụ có sợ sau này nó bị mai một mất không?
+ Thực ra cũng không quá khó. Chỉ cần có khiếu, rồi hiểu nó và yêu nó là hát được thôi. Còn chuyện sợ mai một, thú thực là tôi cũng thấy ngài ngại, tiêng tiếc thế nào ấy. Tôi chỉ biết cố gắng lấy hơi dài hơn, hát nhiều hơn cho mọi người nghe và hết lòng dạy lại cho họ. Rồi sau này tôi khuất đi chẳng biết thế nào nữa! Bây giờ thôi thì cứ đọc để cho người ta chép để lưu lại phần lời cái đã…
- Xin cảm ơn cụ! Chúc cụ luôn mạnh khoẻ và mãi hát hay.
Phạm Học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét